So sánh các bài test hỗ trợ định hướng nghề nghiệp

Ai cũng hiểu tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp đối với thành công sau này, nhưng rất ít người thực sự quan tâm đến hướng nghiệp một cách đúng mức. Ở Việt Nam hiện nay, 60% sinh viên ra trường làm trái ngành, 30% sinh viên đậu đại học không tốt nghiệp và 90% các bạn mới tốt nghiệp không hài lòng về công việc của mình.

 

Chính vì ý nghĩa của việc định hướng nghề nghiệp nên trong khoảng 10 năm trở lại đây Việt Nam xuất hiện nhiều bài test giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn tính cách của mình. Các trường phổ thông cũng sử dụng các bài test này như là một công cụ để hỗ trợ hướng nghiệp.

 

Bài test sở thích của Holland

 

Đây có lẽ là bài test hướng nghiệp phổ biến nhất. Mã Holland phân loại mọi người theo các nhóm sở thích để từ đó ghép họ với những nghề nghiệp phù hợp. Hệ thống này được phát triển bởi Tiến sĩ John L. Holland, một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ.

 

Lý thuyết của Holland đề xuất rằng có sáu lĩnh vực rộng lớn bao phủ hầu như tất cả các nghề nghiệp trong xã hội. Chúng bao gồm Realistic (Thực tế), Investigative (Điều tra), Artistic (Nghệ thuật), Social (Xã hội), Enterprising (Doanh nghiệp) và Conventional (Truyền thống). Chính vì vậy bài test Holland cũng hay được gọi là bài test RIASEC (được ghép thành từ 6 chữ cái đầu tiên của 6 nhóm kể trên).

 

Nhóm Realistic: Những người thuộc nhóm này chủ yếu quan tâm đến những công việc đòi hỏi việc sử dụng công cụ, máy móc hoặc kỹ năng thể chất. Họ là những người thực tế, hướng đến hành động, những người thích nhìn thấy một kết quả hữu hình cho những nỗ lực của họ trong công việc. Người nhóm này thường chọn các nghề như cơ khí, xây dựng, sản xuất, thực thi pháp luật, quân đội và điền kinh.

 

Nhóm Investigate: Những người thuộc nhóm này thích công việc liên quan đến lý thuyết, nghiên cứu và tư duy trí tuệ. Họ thích làm việc với các ý tưởng, khái niệm. Họ thường chọn các nghề thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, nghiên cứu và y học.

 

Nhóm Artistic: Những người thuộc nhóm này thích cộng việc liên quan đến nghệ thuật, thiết kế, ngôn ngữ và thích thể hiện bản thân. Họ thường là những người giàu trí tưởng tượng, trực quan đồng thời thích tạo ra thứ gì đó sáng tạo, độc đáo. Người nhóm này thường chọn nghề nghiệp trong nghệ thuật, thiết kế, biểu diễn, âm nhạc, viết lách và ngôn ngữ.

 

Nhóm Social: Người nhóm này thích công việc hỗ trợ, giảng dạy, huấn luyện và phục vụ người khác. Họ thích làm việc trong môi trường tập thể để có thể góp phần cải thiện cuộc sống của mọi người. Vì vậy, họ thường chọn các nghề trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội, tư vấn, nhân sự và chăm sóc cá nhân.

 

Nhóm Enterprising: Người thược nhóm này thích công việc liên quan đến việc dẫn dắt, thúc đẩy và ảnh hưởng đến người khác. Họ thích làm việc ở những vị trí có quyền lực để đưa ra quyết định và thực hiện các hoài bão. Do đó họ phù hợp với các nghề nghiệp trong kinh doanh, quản lý, bán hàng, chính trị, luật pháp hoặc lãnh đạo.

 

Nhóm Conventional: Nhóm người này thích công việc liên quan đến quản lý dữ liệu, thông tin và quy trình. Họ thích làm việc trong môi trường có tổ chức chặt chẽ để hoàn thành nhiệm vụ với độ chính xác và hiệu quả cao nhất. Người nhóm này thường chọn các ngành nghề kinh doanh, quản trị, kế toán, công nghệ thông tin, hay quản lý văn phòng.

Bài test tính cách MBTI

 

Khác với bài test Holland dựa vào sở thích để phân chia ra các nhóm người khác nhau. Các bài test tính cách sẽ phân chia con người dựa trên suy nghĩ cũng như xu hướng hành động trong các hoàn cảnh nào đó. MBTI là bài test tính cách nổi tiếng nhất hiện nay, được phát triển bởi Isabel Briggs Myers và mẹ cô, Katharine Briggs, vào những năm 1960.  DISC và Ennegram cũng là những bài đánh giá tính cách thông dụng nhưng không phổ biến như MBTI.

 

Hệ thống của Myers-Briggs mô tả tính cách của một người thông qua bốn chức năng tính cách đối lập:

 

Extraversion (Hướng ngoại) so với Introversion (Hướng nội): Làm thế nào để bạn đạt được năng lượng? Người hướng ngoại thích ở bên người khác. Họ nhận được năng lượng từ mọi người và môi trường. Người hướng nội nhận được năng lượng từ thời gian ở một mình và cần những khoảng thời gian tĩnh lặng để suy ngẫm trong suốt cả ngày.

 

Sensing (Cảm nhận) so với Intuition (Trực giác): Bạn thu thập thông tin như thế nào? Cảm nhận ám chỉ việc chúng ta thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh dựa vào những thứ mình có thể nhìn thấy, cảm nhận và nghe thấy. Trực quan dựa nhiều hơn vào bối cảnh tổng thể và suy nghĩ về các khuôn mẫu, ý nghĩa hay các kết nối.

 

Thinking (Suy nghĩ) so với Feeling (Cảm xúc): Bạn đưa ra quyết định như thế nào? Người suy nghĩ tìm kiếm giải pháp đúng về mặt logic, trong khi Người cảm xúc sẽ đưa ra quyết định dựa trên cảm giác, giá trị của họ và nhu cầu của người khác.

 

Judging (Đánh giá) so với Perceiving (Nhận thức): Bạn tổ chức cuộc sống của mình như thế nào? Người đánh giá thích cấu trúc và thích mọi thứ được quy định rõ ràng. Người nhận thức, ngược lại, thích mọi thứ cởi mở, linh hoạt đồng thời miễn cưỡng với sự cam kết.

 

Myers và Briggs đã phân loại ra 16 kiểu tính cách dựa trên bốn cặp tính cách ở trên. Mỗi loại tính cách được chỉ định bằng một mã gồm bốn chữ cái, với mỗi chữ cái biểu thị một trong những nét tính cách. 16 nhóm này là:

 

  • ENTJ- Người chỉ huy: Các nhà lãnh đạo chiến lược, luôn thôi thúc tiến hành các thay đổi.
  • INTJ – Người mưu lược: Người thích phân tích và giải quyết vấn đề, mong muốn cải thiện hệ thống cũng như các quy trình.
  • ENTP – Người nhìn xa trông rộng:  Những người có tư tưởng đổi luôn trần đầy cảm hứng, thích tìm kiếm giải pháp mới cho những vấn đề khó khăn.
  • INTP – Nhà kiến trúc: Các nhà đổi mới triết học, bị cuốn hút bởi các tư duy logic.
  • ENFJ – Giáo viên: Những nhà tổ chức lý tưởng, được thúc đẩy để làm những gì tốt nhất cho nhân loại.
  • INFJ – Nhà tư vấn: Những người nuôi dưỡng sáng tạo, được thúc đẩy bởi ý thức mạnh mẽ về tính chính trực của mỗi cá nhân.
  • ENFP – Nhà vô địch: Người sáng tạo lấy con người làm trung tâm, được thúc đẩy bởi khả năng và tiềm năng.
  • INFP – Người hàn gắn: Những người duy tâm giàu trí tưởng tượng, được dẫn dắt bởi các giá trị và niềm tin của riêng họ.
  • ESTJ – Người giám sát: Những người theo chủ nghĩa truyền thống, luôn chăm chỉ, chịu trách nhiệm hoàn thành công việc.
  • ISTJ – Thanh tra: Những người tổ chức có trách nhiệm, được thúc đẩy để tạo ra trật tự từ những hỗn loạn.
  • ESFJ – Nhà cung cấp: Người hỗ trợ tận tâm, luôn tận tụy với người khác.
  • ISFJ – Người bảo vệ: Những người chăm sóc cần cù, trung thành với truyền thống và tổ chức.
  • ESTP – Người nhiệt huyết: Những người luôn tràn đầy năng lượng, sẵn sàng vượt qua mọi ranh giới và bắt tay vào hành động.
  • ISTP – Người khéo léo: Người gỡ rối tinh ý, giải quyết các vấn đề một cách thực tế.
  • ESFP – Người giải trí: Những người luôn vui vẻ, hoạt bát, yêu đời và cuốn hút những người xung quanh
  • ISFP – Người biên soạn: Người chăm sóc nhẹ nhàng, tận hưởng khoảnh khắc với sự nhiệt tình vừa phải.

 

Dù đã phân chia thành các nhóm người khác nhau, Myers và Briggs đã cẩn thận chỉ ra rằng không có loại nào tốt hơn loại khác. Mỗi người đều có những món quà, những điểm mạnh và đóng góp có giá trị khác nhau cho xã hội.

 

 

Nên sử dụng bài đánh giá theo tính cách hay sở thích?

 

Tính cách và sở thích là hai khía cạnh quan trọng cần phải xem xét khi định hướng nghề nghiệp. Tính cách quan trọng vì nó quyết định xem bạn có phù hợp với một môi trường làm việc nào đó hay không. Ví dụ bạn thuộc kiểu người hướng nội, không thích ồn ào náo nhiệt thì các công việc sale, gặp gỡ khách hàng liên tục có thể sẽ không làm bạn cảm thấy thoải mái.

 

Làm đúng công việc yêu thích sẽ cung cấp cho bạn sự hưng phấn để tạo nên các đột phá. Đam mê cũng chính là liều thuốc giúp bạn vượt qua mọi khó khăn trong công việc. Đó là thứ đã giúp các nhà khoa học làm việc đến kiệt sức trong phòng thí nghiệm hay các vận động viên chiến đấu đến từng hơi thở cuối cùng khi thi đấu.

 

Hiểu rõ tính cách và sở thích sẽ giúp bạn thích nghi cũng như có thêm động lực để theo đuổi một nghề nghiệp. Nhưng để thành công trong lĩnh vực nào đó, chúng ta cần phải có năng lực tư duy phù hợp. Ví dụ một kỹ sư muốn thành công phải có khả năng tư duy logic thật tốt hay một chuyên gia tài chính xuất sắc bắt buộc phải giỏi ở khả năng phân tích số liệu. Do đó để tìm được một nghề nghiệp lý tưởng bắt buộc phải là sự kết hợp của cả ba yếu tố sở thích (interest), tính cách (personality) và năng lực (aptitude).

 

Bài đánh giá bản thân của First Sun

 

First Sun đã hợp tác cùng với Mercer|Mettl thiết kế một bài đánh giá bản thân cho thị trường Việt Nam. Bài đánh giá của First Sun được thiết kế tuân theo hướng dẫn của Hiệp hội Tâm Lý Hoa Kỳ (American Psychological Assosiation), Hiệp Hội Phát hành Bài khảo sát (Assosiation of Test Publishers) và Ủy ban cơ hội việc làm bình đẳng của Hoa kỳ (U.S. Equal Employment Opportunity Commission).

 

Bài đánh giá toàn diện của First Sun sẽ giúp người tham gia hiểu rõ hơn về tính cách, sở thích, năng lực tư duy của bản thân đồng thời hiểu được Top 3 nghề nghiệp phù hợp nhất với mình. Bài đánh giá của First Sun bao gồm 3 phần chính: đánh giá tính cách, đánh giá sở thích và phân tích năng lực tư duy.

 

Phần đánh giá tính cách của First Sun được xây dựng dựa trên học thuyết Big Five, một mô hình phân cấp đặc điểm tính cách theo các khía cạnh cơ bản: Openness (Tính mở), Conscientiousness (Sự tận tâm), Extraversion (Sự hướng ngoại), Agreeableness (Sự dễ chịu), và Neuroticism (Sự nhạy cảm).

 

 

Openness: Đừng nhầm lẫn với việc tiết lộ suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, tính mở trong bối cảnh của Big Five Method đề cập cụ thể hơn đến việc bản thân đón nhận các trải nghiệm, hoặc cởi mở để xem xét những ý tưởng mới.

 

Conscientiousness: Sự tận tâm mô tả mức độ định hướng mục tiêu và sự kiên trì của một người. Những người có sự tận tâm cao là những người có tổ chức và quyết tâm. Họ có thể bỏ qua sự thỏa mãn trước mắt để đạt được thành tựu lâu dài. Trái ngược với người tận tâm là những người bốc đồng và dễ bị lạc hướng.

 

Extraversion: Sự hướng ngoại mô tả khuynh hướng của một người muốn tìm kiếm sự kích thích từ thế giới bên ngoài, đặc biệt là dưới dạng sự chú ý của người khác. Người hướng ngoại tích cực tham gia với những người khác để kiếm được tình bạn, sự ngưỡng mộ, quyền lực, địa vị, sự phấn khích và lãng mạn. Trái với người hướng ngoại, người hướng nội tiết kiệm năng lượng của mình. Họ thường không muốn tham gia vào các hoạt động xã hội.

 

Agreeableness: Tính dễ chịu mô tả mức độ mà một người ưu tiên nhu cầu của người khác hơn nhu cầu của chính họ. Những người có mức độ dễ chịu cao rất dễ đồng cảm và có xu hướng thích phục vụ người khác. Những người có mức độ dễ chịu thấp thường ít đồng cảm hơn và đặt mối quan tâm của mình lên trên mọi người.

 

Neuroticism: Sự nhạy cảm quyết định xu hướng của một người phản ứng với các tác nhân gây căng thẳng bằng những cảm xúc tiêu cực, bao gồm sợ hãi, buồn bã, lo lắng, tội lỗi và xấu hổ. Đặc điểm này có thể được coi là một hệ thống báo động. Mọi người trải qua những cảm xúc tiêu cực như một dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn đang diễn ra. Sợ hãi là phản ứng đối với nguy hiểm; cảm giác tội lỗi là phản ứng của việc làm sai. Tuy nhiên, không phải ai cũng có phản ứng giống nhau trước một tình huống nhất định. Những người có sự nhạy cảm cao có nhiều khả năng phản ứng với một tình huống với cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ. Những người có sự nhạy cảm thấp thường không quan tâm quá mức đến các yếu tố có thể xem như vận rủi của họ để tiếp tục tiến lên.

 

Dựa trên nền tảng của Holland Code, phần thứ hai trong bài đánh giá toàn diện của First Sun đánh giá các nghề nghiệp yêu thích của người tham gia. Thông qua 72 câu hỏi trắc nghiệp, phần đánh giá sở thích sẽ giúp họ hiểu rõ sở thích tiềm ẩn của bản thân trong 36 nhóm ngành nghề khác nhau.

 

Phần cuối cùng trong bài đánh giá của First Sun là khảo sát năng lực tư duy trong các lĩnh vực Ngôn Ngữ, Định lượng, Suy luận logic, Tư duy phân tích, Tốc độ nhận thức, và Quan hệ không gian. Sáu lĩnh vực tư duy này đại điện cho 3 khả năng cơ bản của não bộ là: Trí thông minh cứng, trí thông minh mềm và khả năng tư duy cơ bản của não. Trí thông minh cứng tượng trưng cho khả năng chúng ta có thể vận dụng tốt các kiến thức đã học. Trí thông minh mềm hay còn được gọi là “street smart” thể hiện khả năng của bản thân xử lý các vần đề chúng ta chưa gặp bao giờ.

Bên dưới là bảng so sánh các bài đánh giá đang được dùng phổ biến hiện nay

 

  Holland test MBTI test First Sun test
Cơ sở khoa học X X X
Đánh giá tính cách X X
Đánh giá sở thích X X
Đánh giá năng lực tư duy X
Top 3 nghề nghiệp tối ưu X
Cách cải thiện bản thân X

 

Thế nhưng còn rất nhiều yếu tố khác của mỗi cá nhân mà không có bài test nào có thể khảo sát được đó là ngoại hình, năng khiếu đặc biệt, hoàn cảnh gia đình cũng như trình độ học vấn. Do đó, bên cạnh bài test, bạn cần có một người đồng hành để làm sáng tỏ những yếu tố trên. Bài khảo sát, dù tốt đến mấy chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ cho việc định hướng nghề nghiệp thành công là một quy trình tư vấn/coaching khoa học, hiệu quả.

 

Hy vọng bài viết này giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về các bài test nghề nghiệp trên thị trường hiện nay để lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất với bản thân.

 

 

Viết một bình luận