Tại sao chúng ta hướng nghiệp không hiệu quả

Ai cũng biết hướng nghiệp là quan trọng nhưng rất ít người trong chúng quan tâm đến nó một cách đúng mực. Điều nảy dẫn đến thực trạng là 60% sinh viên ra trường làm trái ngành nghề. Dưới đây là một số lí do căn bản góp phần gây ra thực trạng này ở Việt Nam:

 

1. Nhầm lẫn giữa hướng nghiệp với tuyển sinh

 

(Nguồn: Đại học Công nghệ Thực phẩm Tp.HCM)

 

Hằng năm các trường THPT đều phối hợp với các trường đại học các đơn vị truyền thông tổ chức các ngày hội hướng nghiệp. Mang tên là ngày hội hướng nghiệp nhưng mục đích chính của các sự kiện này là dùng để tuyển sinh; các trường học sẽ tận dụng cơ hội này để quảng bá về trường của mình càng nhiều càng tốt. Do đó, thay vì được định hướng ngành nghề cho phù hợp bản thân, các em học sinh lại bị bội thực thông tin về các ngành đào tạo của nhiều trường khác nhau.

 

2. Tin tưởng vào thầy cô chủ nhiệm

 

 

Các thầy cô giáo chủ nhiệm là người theo sát các em nhưng họ thường không có chuyên môn về định hướng nghề nghiệp. Thống kê chỉ ra ở Việt Nam hiện nay đã có hơn 1000 ngành nghề. Các thầy cô thường không được cập nhật kỹ càng nên sẽ không thể có cái nhìn bao quát về thị trường để đưa ra các lời khuyên chuẩn xác. Hơn nữa các thầy cô thường dùng thành tích học tập để làm cơ sở định hướng cho các em. Việc hướng nghiệp không dựa trên sự thấu hiểu toàn diện bản thân sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Không phải ai học giỏi các môn tự nhiên cũng sẽ trở thành kỹ sư giỏi và ngược lại không phải ai đi theo các môn xã hội thì không thể thành nhà kinh doanh giỏi sau này.

 

3. Cha mẹ tự định hướng cho con

 

 

Cha mẹ nếu sâu sát và có nhiều thời gian đồng hành cùng con từ bé cho tới khi trưởng thành sẽ là những người thích hợp nhất để định hướng cho con. Dù vậy đa số cha mẹ hiện nay chỉ theo sát con lúc còn bé và ngày càng có khoảng cách khi con trưởng thành. Do không thực sự nắm bắt được tâm sinh lý, không gần gũi với con nên các ngành ba mẹ nghĩ là phù hợp lại thường không phải là hướng tốt nhất cho con. Không ít câu chuyện các bạn tốt nghiệp đại học để có tấm bằng cho ba mẹ vui lòng rồi rẽ theo hướng khác. Hoặc thậm chí có một số bạn chỉ học 1-2 năm đại học rồi bỏ với lí do đây là do ba mẹ chọn chứ không phải con chọn. Thống kê hiện nay cho thấy 30% sinh viên đậu đại học nhưng không hề tốt nghiệp.

 

4. Các bạn trẻ tự chọn theo sở thích

 

Đây là xu hướng tương đối phổ biến hiện nay. Cha mẹ cho con toàn quyền quyết định tương lai của mình. Nhưng thử hỏi các bạn trẻ, vốn đã quen được bao bọc trong suốt 18 năm và chẳng có kinh nghiệm sống gì ngoài xã hội, làm sao đủ tự tin để đưa ra quyết định quan trọng như vậy? Các bạn thường chọn đại ngành nào mà bạn thấy thích thích và phó mặc tương lai cho may rủi. Đam mê và sở thích nhất thời là hoàn toàn khác nhau như đã phân tích ở bài blog này. Do đó để cho con tự chọn ngành, chọn trường cũng không phải là một việc làm chuẩn xác.

 

Vậy chúng ta phải làm gì khi đúng trước quyết định nghề nghiệp ở ngưỡng cửa cuộc đời? Lời khuyên chỉ có một: định hướng nghề nghiệp là việc sẽ ảnh hưởng đến tương lai mỗi người sau này do đó bạn phải tìm các đơn vị có chuyên môn với các công cụ khoa học để hỗ trợ. Bạn có thể tham khảo thêm quy trình tư vấn của First Sun tại đây để có cơ sở đưa ra quyết định cho mình.

 

 

Bạn nghiêm túc với định hướng nghề nghiệp chừng nào thì tương lai của bạn hoặc con em bạn sẽ càng ít rủi ro chừng đấy. Chúc bạn luôn sáng suốt trong quyết định này!

 

TS. Trần Nhật Khoa

 

 

Viết một bình luận