Bạn cố gắng nhưng vẫn thất bại? Bạn làm mọi thứ có thể để cải thiện tình hình nhưng không thành công? Có vẻ như bạn luôn gặp thất bại, trở ngại và thất bại ở mọi ngã rẽ dù bạn đã rất chăm chỉ và cố gắng không ngừng để thực hiện mục tiêu của cuộc sống mình. Tại sao. Dưới đây là 8 lý do bạn khiến bạn luôn thất bại dù bạn đã rất cố gắng.
1/ Bạn luôn phản bác ý kiến người khác
Nếu bạn không tiếp thu ý kiến từ người khác để tiến bộ thì bạn sẽ rất khó thành công. Dưới đây là một số khía cạnh cần xem xét:
Khiêm tốn: Khiêm tốn là một trong những đặc điểm tích cực nhất mà ai cũng cần phải có. Sự kiêu ngạo và cái tôi lớn sẽ khiến bạn không thể lắng nghe bất kỳ ai và tiến bộ vì bạn luôn nghĩ rằng mình là người giỏi nhất.
Khuyên bảo: Khi ai đó khuyên bạn, phản ứng tức thì của bạn là gay gắt và lờ họ đi? Điều này không có nghĩa là bạn nên lắng nghe tất cả mọi người, nhưng những người thành công, họ luôn lắng nghe những lời khuyên của người khác để tiến bộ. Đôi khi những lời khuyên đó sẽ giúp ích bạn trong tương lai.
Sự chỉ trích: Khi ai đó đưa ra lời chỉ trích tiêu cực cho bạn, bạn sẽ tiếp nhận nó như thế nào? Rất nhiều người ghét bị chỉ trích, và điều này ngăn cản họ học hỏi và tiến lên.
Học từ lỗi lầm: Khi bạn thất bại, bạn có thể cảm thấy rất khó chịu. Nhưng sau khi thất bại, bạn cần phải chấp nhận lỗi sai và học hỏi từ chúng.
2/ Bạn luôn trì hoãn trong công việc
Nhiều người gặp khó khăn trong việc tập trung và hay đợi “nước tới chân mới nhảy” dẫn đến việc hoàn tất công việc trong gấp rút và kém chất lượng. Nếu bạn trì hoãn, mức năng suất của bạn sẽ giảm đi rất nhiều.
3/ Bạn tham vọng những điều không khả thi
Nếu bạn đặt mục tiêu quá cao và không khả thi, dù bạn có cố gắng thế nào, bạn cũng sẽ rơi vào thất bại.
Bạn hấp tấp muốn có kết quả tức thì hoặc mong đợi thành công quá nhanh cũng sẽ dẫn đến thất bại vì “giục tốc thì bất đạt”.
Nếu bạn đặt kỳ vọng của bạn quá thấp, điều này sẽ khiếnbạn nghĩ rằng bạn đang làm tốt vì bạn đạt được những mục tiêu thấp của mình, nhưng về lâu dài, bạn sẽ đâm đầu vào chân tường vì bạn đã quá khoan dung với bản thân.
4/ Bạn không giỏi thích ứng với sự thay đổi
Thay đổi là không thể tránh khỏi. Khi nó đến, bạn phải có khả năng thích ứng với nó. Không có khả năng thích ứng với những thay đổi dẫn đến việc bạn không thể linh hoạt xử lý tình huống. Hãy luôn chuẩn bị tinh thân cho những thay đổi, để khi nó xảy ra, bạn không bị bỡ ngỡ. Có như vậy, bạn mới có thể chinh phục những thách thức phía trước và đi đến thành công.
5/ Bạn để nỗi sợ hãi khống chế
Nỗi sợ hãi có thể cực kỳ mạnh mẽ và nó là thứ kìm hãm bạn trong công việc. Thông thường, nỗi sợ thất bại là thủ phạm đằng sau thất bại. Đúng, ý tưởng thất bại có thể khiến bạn tê liệt, nhưng thất bại dạy cho bạn những bài học quan trọng và sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.
6/ Bạn luôn viện cớ và chối bỏ trách nhiệm
Đó là cuộc sống của bạn, sự nghiệp của bạn và công việc của bạn. Bạn phải chịu trách nhiệm về nó. Thất bại xảy ra ngày càng nhiều bởi vì bạn đã cho chúng một lý do để xảy ra. Bạn có thể viện lý do liên tục để chối bỏ trách nhiệm. Bạn có thể có những lý do chính đáng cho sự thất bại. Rắc rối bắt đầu khi bạn đổ lỗi mọi thứ cho các yếu tố bên ngoài.
Đây là lúc mà việc né tránh trách nhiệm phát huy tác dụng. Nếu bạn không muốn chịu trách nhiệm cho những sai lầm, cho công việc của bạn hoặc cho bất cứ điều gì khác, bạn gần như chắc chắn sẽ thất bại.
Hãy học cách chịu trách nhiệm về mọi thứ trong sự nghiệp của bạn. Nhận trách nhiệm cũng có nghĩa là bạn đang nắm quyền kiểm soát hướng đi trong sự nghiệp của mình và đó là một điều mạnh mẽ cần làm.
7/ Bạn không tự tin
Nếu bạn thiếu niềm tin vào bản thân một cách trầm trọng thì điều đó có nghĩa là bạn đang nghi ngờ khả năng của chính mình. Bạn có thể cho rằng mình không đủ thông minh, thiếu tài năng, hoặc đơn giản là không có khả năng tiến bộ. Bạn có thể nghi ngờ mọi hành động của mình, hoặc tin rằng bạn không thể thành công. Điều này có thể gây ra sự chán nản và thiếu động lực dẫn đến thất bại.
HÃY LOẠI BỎ NHỮNG THÓI QUEN KHIẾN BẠN THẤT BẠI
Đôi khi thất bại cũng không sao. Nhưng hãy học cách cải thiện bản thân để ngăn chặn sự thất bại và làm nên điều kỳ diệu cho sự tiến bộ của bạn. Tuy nhiên, đừng coi thất bại là đường cùng. Đó chỉ là một trở ngại khác mà bạn cần phải vượt qua để đạt được mục tiêu của mình!