Thực hành có chủ đích là chìa khoá làm nên khác biệt

Điều gì là sự khác biệt của một vận động viên giỏi với một vận động viên giành huy chương Olympic? Hay một nhà văn trung bình với tác giả vào danh sách New York Times Best Seller? Tài năng thiên bẩm, chắc chắn rồi. Nhưng càng ngày, các nhà nghiên cứu càng phát hiện ra rằng nó dựa trên một kỹ thuật chung: Thực hành có chủ đích (deliberate practice).

 

Thực hành có chủ định là quá trình làm việc một cách cụ thể, có mục đích và chiến lược để cải thiện bất kỳ kỹ năng nào đó. Đó là một khái niệm áp dụng cho hầu hết mọi thứ bạn có thể tưởng tượng và đã được mọi người, từ các nhạc sĩ nổi tiếng đến những người nắm giữ Kỷ lục Guinness thế giới sử dụng để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực chuyên môn của họ.

 

Vậy thực hành có chủ định là gì? Và bạn có thể sử dụng nó như thế nào để cải thiện kỹ năng làm việc, sở thích và đam mê của mình?

 

 

Hầu hết chúng ta đều mắc sai lầm khi cố gắng cải thiện kỹ năng của mình

 

Chúng ta đều tuân theo một mô hình giống nhau để học một kỹ năng mới hoặc cải thiện bản thân — cho dù đó là lái xe ô tô, chơi một nhạc cụ hay thành thạo một ngôn ngữ lập trình mới. Chúng ta bắt đầu với trạng thái của những người mới hoàn toàn. Mọi thứ đều lạ lẫm và và bộ não của chúng ta tập trung chú ý đến từng chi tiết để hiểu những điều cơ bản.

 

Tuy nhiên, khi chúng ta tiến bộ — từ các bài học của bạn bè, huấn luyện viên hoặc có thể xem video hướng dẫn — chúng ta sẽ vượt qua trạng thái mới mẻ lúc đầu. Bây giờ, chúng ta tự xem mình đã khá hơn để bắt đầu các hành động và lặp đi lặp lại các hành động đó cho đến khi chúng trở thành tự động.

 

Cuối cùng, chúng ta đã đạt đến điểm mà ta xem các kỹ năng của mình là “đủ tốt”. Khi đó chúng ta có thể thực hành những việc mà chúng ta đã đặt ra. Và đó cũng là nơi mà những tiến bộ của chúng ta coi như chạm đỉnh. Tại thời điểm này, tiếp tục thực hành các hành động như cũ sẽ không khiến chúng ta tiến bộ hơn. Và đối với hầu hết mọi người, điều đó cũng chẳng sao. Nhưng nếu bạn muốn trở thành một bậc thầy hoặc một chuyên gia, bạn cần phải thoát ra khỏi giai đoạn này.

 

Đa số mọi người cho rằng một người đã lái xe 20 năm phải là một người lái xe giỏi hơn một người đã lái xe được ba năm…Nhưng điều này không hẳn đúng. Nếu như người lái xe 20 năm kia chỉ chạy một cung đường xuyên suốt trong 20 năm thì độ trải nghiệm chưa chắc hơn 1 người lái xe ba năm trên khắp các nẻo đường. Nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng một khi chúng ta đạt đến mức hiệu suất “có thể chấp nhận được” và  có thể thực hiện các hành động tự động, thì nhiều năm “thực hành” bổ sung sẽ không dẫn đến cải thiện kỹ năng. Trên thực tế, tài xế lái xê 20 năm còn có thể phản ứng chậm hơn tài xế mới lái xe ba năm trong các tình hướng mới.

 

 

Thực hành có chủ đích là gì và tại sao phản hồi là bí quyết thành công của nó

 

Vậy bạn sẽ làm gì khi đã đạt đến mức “ổn” và muốn tiếp tục cải thiện? Đây là lúc mà việc luyện tập có chủ ý, chứ không chỉ là luyện tập, trở nên rất quan trọng.

 

Sự khác biệt giữa thực hành lặp đi lặp lại một cách “tự động” và thực hành “có chủ ý” là việc bạn phải biết rõ cái mình muốn cải thiện và tập trung toàn bộ sức lực để cải thiện nó.

 

Thực hành có chủ đích là thực hiện một cách tiếp cận có hệ thống và cụ thể để cải tiến được xây dựng theo thời gian, thay vì chỉ đơn giản là làm đi làm lại cùng một việc.

 

Để biết rõ mình phải cải thiện cái nào thì nhất định phải cần có phản hồi (feedback). Phản hồi sẽ cho bạn biết các bước cần thực hiện để thay đổi tốt hơn. Sau đó lại đón nhận phản hồi mới và tiếp tục quá trình như thế đến khi bạn không còn phải cải thiện điều gì nữa ở kỹ năng này. 

 

Ví dụ bạn hãy nghĩ hình ảnh một cầu thủ tập sút banh qua hàng rào với một huấn luận viên bên cạnh. Sau mỗi cú sút huấn luận viên sẽ phân tích cho cầu thủ biết về vị trí đặt chân trụ đã đúng hay chưa, lực sút đúng hay chưa, v.v. Và để có thể trở thành Beckham mới, cầu thủ đó phải tập sút hàng chục ngàn lần như thế.

 

Ứng dụng thực hành có chủ đích vào cuộc sống của bạn trong 6 bước

 

1. Tìm động lực của bạn

 

Rất khó để cải thiện một kỹ năng nếu bạn không biết tại sao mình phải cải thiện nó. Trong quá trình tập luyện sẽ xảy ra vô vàn các khó khăn. Nếu không có động lực để đẩy lùi những trở ngại đó, khi sự cải tiến bị đình trệ, chúng ta rất dễ từ bỏ. Vì vậy, nếu bạn đang chọn một kỹ năng để cải thiện bằng cách thực hành có chủ ý, hãy đảm bảo rằng đó là điều bạn quan tâm và dành mọi tâm huyết cho nó.

 

2. Đặt mục tiêu cụ thể, thực tế

 

Bất cứ khi nào bạn đặt mục tiêu, điều quan trọng là phải chia chúng thành các bước nhỏ và có thể thực hành được. Đối với mỗi người, đặt mục tiêu nhỏ hơn có nghĩa là bạn biết chính xác những gì cần làm (như đặt chân trụ khi sút như thế nào, lực sút ra sao, v.v.). Nhưng ngoài ra, có những mục tiêu nhỏ còn giúp nâng cao hiệu quả bản thân của chúng ta — niềm tin của chúng ta vào khả năng của chính mình — có nghĩa là bạn càng luyện tập nhiều, bạn càng trở nên tự tin hơn. S.M.A.R.T là một phương pháp đơn giản, hiệu quả để xác lập các mục tiêu. 

 

3. Thoát ra khỏi vùng an toàn của bạn

 

Để các mục tiêu được cải thiện, chúng cần phải liên tục thử thách khả năng hiện tại của bản thân. Chỉ lặp đi lặp lại các kỹ năng bạn đã biết là cách làm không hiệu quả và sẽ không nâng cao trình độ kỹ năng của bạn hay cải thiện hiệu suất.

Kéo bản thân ra khỏi vùng an toàn là chìa khóa để phát triển. Vượt ra khỏi vùng an toàn của bạn không phải là “cố gắng nhiều hơn”, mà là “cố gắng theo cách khác”. Nếu bạn không thể tiến lên với một kỹ thuật hiện tại, hãy thử một cách tiếp cận khác và tiếp tục thử nghiệm cho đến khi bạn vượt qua rào cản đang làm chậm quá trình tiến bộ của bạn.

 

4. Hãy kiên định và kiên trì

 

Bây giờ, hãy đi vào các khía cạnh thực tế của thực hành có chủ đích. Câu hỏi đầu tiên là thời lượng và tần suất của việc thực hành.

Có thể bạn đang nghĩ mình cần dành ra một khoảng thời gian lớn để việc luyện tập mang lại kết quả, nhưng không phải vậy. Trên thực tế, hầu hết các nghiên cứu đều đồng ý rằng thành công của việc luyện tập có chủ ý phụ thuộc vào cường độ hơn là thời lượng.

Nghiên cứu cho thấy các người thành công thường dành 1 giờ mỗi ngày cho việc luyện tập có chủ đích. Do đó, bạn không cần nhiều hơn thế nhưng hay tập trung toàn bộ năng lượng vào 1 giờ luyện tập đó.

 

5. Tìm kiếm phản hồi

 

Nếu không có phản hồi, từ chính bạn hoặc từ những người quan sát bên ngoài, bạn không thể tìm ra những gì bạn cần cải thiện hoặc bạn đang gần mục tiêu của mình như thế nào.

 

 

Phản hồi là điều cần thiết để xác định các lĩnh vực cần cải thiện và có được cái nhìn thực tế về tiến trình của bạn. Cho dù đó là huấn luyện trực tiếp, giáo viên, người cố vấn hay đồng nghiệp, hoặc một số hình thức tự đánh giá, bạn cần có một phương tiện để xác định chính xác tiến trình hoạt động của mình. Đây là cách duy nhất để xác định và vượt qua các rào cản và tiến từ “chỉ ổn” đến thành thạo thực sự một kỹ năng.

 

6. Dành thời gian để phục hồi

 

Cuối cùng, vì bạn đang luyện tập trong các buổi tập “cường độ cao”, bạn không thể mong đợi duy trì mức độ đó trong thời gian dài. Thay vào đó, luyện tập có chủ ý đòi hỏi phải nghỉ ngơi có chủ ý — thời gian dừng lại để nghỉ ngơi, thư giãn và nạp năng lượng giữa các buổi tập. 

 

Thực hành có chủ đích là một sự đầu tư lâu dài để cải thiện năng lực bản thân của bạn. Trong xã hội ngày càng phân cực theo hướng cá nhân hoá, muốn thành công bạn phải sở hữu những kỹ năng hay năng lực vượt trội người khác. Và thực hành có chủ đích là một công cụ hữu hiệu có thể hỗ trợ bạn.

 

 

Viết một bình luận